Cẩm Nang Du Lịch Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Đăng bởi VIỆT NAM TÔI TRAVEL vào lúc 24/01/2022

Trải dài xuyên suốt dọc miền trung của Tổ quốc, những ngôi đền, tháp của người Chăm Pa cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dù đã trải qua sự tàn phá của thời gian. Thế nhưng nếu Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam đã không còn nguyên vẹn thì Tháp Bà Ponagar ở tỉnh Khánh Hòa vẫn còn giữ được rõ nét nghệ thuật kiến trúc và nền văn hóa của Vương quốc Chăm Pa cổ một thời.
Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một biểu tượng di tích lịch sử gắn liền với văn hóa cổ người Chăm. Vậy, khi đến Nha Trang bạn đã ghé thăm Tháp Bà chưa nhỉ ?

1.Tổng quan về Tháp Bà Ponagar Nha Trang:

Tháp Bà Ponagar được ngự trị trên một ngọn đồi Cù Lao nhỏ cách mực nước biển khoảng 20 mét, nằm cạnh sông Cái Nha Trang. Được xây dựng từ  khoảng thế kỉ 8 - 13, Tháp Bà Ponagar là một trong những ngôi tháp đánh dấu sự phát triển của thời kỳ đạo Hindu ( Ấn Độ giáo ).

Truyền thuyết về Tháp Bà Theo người Chăm Pa cổ, nữ vương Po Ina Nagar là vị thần tạo nên trái đất này, bà được sinh ra từ áng mây và bọt biển, là vị thần mang đến sự bình yên và bảo vệ họ khỏi mọi cơn bão lũ, mang đến mùa màng bội thu và sự sung túc.

2. Vậy Tháp Bà  Ponagar Nha Trang ở đâu? Giá vé?

Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố 3km hướng ra bến xe phía Bắc.

Địa chỉ: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Thời gian mở cửa: 8:00 – 18:00.

Giá vé: 30.000 VNĐ/ người. Giá vé mới nhất năm 2023

3.Tên gọi Tháp Bà Ponagar :

Ngoài tên gọi Tháp Bà Ponagar thì quần thể còn được biết đến với cái tên khác như Yang Po Inư Nagar. Theo tương truyền,  tháp được xây dựng từ thời đạo Hindu thuộc quốc vương Chăm Pa thời hưng thịnh nhất theo một chế độ đó chính là mẫu hệ. Chính vì vậy, Tháp bà Ponagar Nha Trang được xây dựng dựa vào hình ảnh của nữ vương Po Ina Nagar.            

4. Khám Phá Đền Tháp Bà Ponagar:

Từ Ponagar trong tên gọi Tháp Bà Ponagar có nghĩa là “mẹ xứ sở”.Theo truyền thuyết Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII dưới vương triều Panduranga để thờ Nữ thần Ponagar là Mẹ Xứ sở của người Chăm.

Là di tích có niên đại lâu đời.Tại đây mỗi công trình đều chứa đựng những giá trị văn hóa nghệ thuật  vô cùng hấp dẫn chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ấn tượng.  Nào!  Vì vậy hãy cùng khám phá vẻ đẹp này qua 3 tầng của khu di tích để cảm nhận được những kiến trúc độc đáo từ hơn chục thế kỷ trước đó.

4.1Khám Phá Kiến Trúc Đền Tháp Bà Ponagar:

Tầng tháp Cổng : Do trải qua nhiều biến động về lịch sử cũng như sự bào mòn của thời gian tầng này không còn nguyên vẹn. tuy nhiên dấu tích về kiến trúc xưa cũ vẫn còn, đó là những cột trụ, bậc thang được làm bằng đá dẫn lối lên tầng 2.


( Cổng Tháp Bà Ponagar)

Tầng Mandapa ( khu Tiền Đình): Đây là khu vực thứ 2 của tổng thể kiến trúc. Khu vực này bao gồm bốn hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Được biết, đây là khu vực nghỉ chân  của các tín đồ khi lên hành lễ, dâng hương với Nữ Thần.  

  

                                                                         ( Khu Mandapa: khu Tiền Đình)                     Khu Đền Tháp: Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của dân tộc Chăm. Theo sử sách cũng như những kết quả khảo sát thực địa, khu đền tháp này có tất cả 6 đền tháp, ngoài 4 đền tháp còn hiện hữu thì hai đền tháp hiện chỉ còn lại nền móng.

                                         ( Khu Đền Tháp gồm 6 kalan nhưng theo sự thời gian cũng như sự hủy hoại của thời gian nay chỉ còn 4 kalan)

Bốn đền tháp ở khu vực đền tháp đều thờ những vị thần khác nhau:

Đầu tiên là Tháp Đông Bắc cao 23m là tháp lớn nhất trong bốn tháp thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu ( mẹ xứ sở). Tên  quần thể tháp bà ponagar cũng được đặt theo tên của đền tháp này.

Thứ hai là Tháp Nam cao 18m đây là nơi thờ thần Shiva. Theo truyền thuyết của người Việt gọi đây là tháp Ông, thờ chồng bà Thiên Y A Na.

Thứ ba là Tháp  Đông Nam, tháp nhỏ nhất cao 7,1m. Tháp thờ thần Skandha – con thần Shiva là vị thần tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh. Theo truyền thuyết của người dân địa phương  tháp thờ ông bà Tiều là cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Tháp cuối cùng là Tháp Tây Bắc : Tháp cao 9m, là ngôi tháp duy nhất còn khá nguyên vẹn về kiến trúc và trang trí. Tháp thờ thần Ganesha – vị thần biểu tượng của may mắn, trí tuệ và hạnh phúc. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, tháp thờ Cô, Cậu (con của bà Thiên Y A Na). 

5. Một Số Điều Thú Vị về Tháp Bà Ponagar:

Cho đến này người ta cũng chưa biết chính xác về vật liệu  xây dựng cũng như là chất kết dính của các loại vật liệu để xây dựng nên tháp bà. Theo một số ý kiến, tháp bà được người Chăm xưa  xếp chồng các viên gạch lên  nhau tạo thành tháp, sau đó nung nóng chính gạch và kết dính với nhau nhưng kiến này không được nhiều người đồng ý. Thật ra giữa các viên gạch xây dựng tháp Chăm vẫn có một lớp kết dính rất mỏng. Vậy chất kết dính đó là gì? thì vẫn còn là một ẩn số chưa có câu trả lời rõ ràng.

6. Lễ Hội Tại Tháp Bà Ponagar:  

                                      

Với chia sẻ kinh nghiệm về khám phá Tháp Bà, vào ngày 20 - 23 tháng 3 âm lịch sẽ có tổ chức lễ hội dâng hương, hành lễ gắn liền với truyền thuyết thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana.

Tại lễ hội tại đây còn được tổ chức kèm theo nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian độc đáo, bạn có thể trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau như: múa bóng, đọc kinh cầu an của nhà sư, trình diễn múa lân,…  

7. Lưu ý Khi Tham Quan Tháp Bà Ponagar:

  • Vì đây là nơi linh thiêng, là khu vực thờ kính tâm linh nên bạn không được có những lời lẽ bình phẩm thô tục.
  • Nếu bạn muốn vào trong điện để thắp nhang và khấn lạy nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự  không quá hở hang nhé (còn nếu bạn lỡ mang trang phục không hợp thì có thể tìm đến tháp chính và mượn một chiếc áo lam khoác lên người )
  • Hãy bôi sẵn kem chống nắng và đừng quên trang bị một chiếc mũ, ô và kính râm để khỏi nắng nhé.
  • Không nên mang thức ăn từ bên ngoài vào và xả rác bừa bãi trong khuôn viên khu di tích.
  • Để có được một ngày tham quan tuyệt vời tại khu di tích bạn nên  tuân thủ các bảng chỉ dẫn, thông báo tại đây để trở thành một khách du lịch thật văn minh và hiện đại nhé.


Và Cuối cùng Việt Nam Tôi Travel chúc cho các bạn có một chuyến tham quan thật thú vị và tuyệt vời!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi Ngay Nhận Ưu Đãi
zalo Liên hệ qua Zalo Miễn Phí