Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Lịch Sử Thiền viện trúc lâm Đà Lạt:
- Thiền viện trúc lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1993 đến năm 1994 thì hoàn thành. Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc, trong đó có sự đóng góp ý kiến quan trọng của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ người đã có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Dinh độc lập, Chợ Đà Lạt, nhà thờ Phú Cam...Tất cả ý tưởng ban đầu và công việc chọn địa điểm, quy hoạch đều do hòa thượng Thích Thanh Từ quyết định.
- Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng "Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu" (vì miêu tả theo điển tích "Niêm Hoa Vi Tiếu"). Hoa sen là một biểu tựợng tượng trưng cho tôn giáo nhà Phật. Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.
- Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.
- Khi xây dựng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Các nhà kiến trúc sư đã thiết kế và chia thiền viện thành 4 khu vực chính. Trong đó có các khu nội viên ni, khu nội viên tăng. Khu tịnh thất hòa thượng và khu hòa thượng viện trưởng. Đây đề là những khu vực chính trong thiền viện trúc lâm Đà lạt.
- Nếu du khách nào chọn tham quan hồ tuyền lâm Đà Lạt. Xong rồi di chuyển lên tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Du khách có thể chọn con đường lên dốc qua 140 bậc thang ở thiền viện. Để bước qua hết tất cả 3 cánh cổng tam quan của chánh điện thiền viện. Nếu du khách nào mắc bệnh về xương khớp. Hay gia đình có người lớn tuổi không nên chọn đường này.
Hai khu chính của thiền viện Trúc Lâm
Gồm nội viện và ngoại viện:
- Tăng ni sẽ không được phép ra ngoài khi chưa có sự cho phép của Hòa Thượng. Ở trong nội viện có những khu vực như : Tăng Đường. Nhà Trù , Khu Thiền Thất, Thiền Đường và Trai Đường. Nội Viện này được chia làm hai khu chình đó là: Nội Viện Ni và Nội Viện Tăng.
- Khu Ngoại Viện: là nơi mà du khách nào cũng có thể được đặt chân vào đây. Tìm thấy mình trong những lúc mình đầy tâm tư và suy nghĩ nhất ( tâm không tịnh ). Thì sẽ tìm tới khu này để tịnh tâm.
Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền.
Những ai có ý định đi Tour du lịch Đà Lạt tới Thiền viện trúc lâm, hãy theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi. Bài viết này sẽ cho du khách những thông tin hữu ích để có chuyến đi Đà Lạt tốt hơn.